Nhà vùng lũ mặt bằng 6,6m x 9,6m

Nhà thiết kế cho vùng ĐBSCL, cho những nơi phải chịu lũ lụt kéo dài nhiều ngày (tháng). Giải pháp để sống chung với lũ của thiết kế này là nhà xây trên cọc. Trong sinh hoạt hàng ngày, nó giúp người dân tránh được các ảnh hưởng của nền đất, sông ngòi. Trong mùa lũ, nhà không bị ngập do đã xây trên cọc cao hơn đỉnh lũ cao nhất (có thể sử dụng số liệu 30 năm). Hơn nữa, nhà làm trên cọc nên không cản dòng nước lũ, giúp lũ thoát nhanh hơn so với giải pháp tôn nền hoặc đắp đê bao.
Thiết kế ngôi nhà sử dụng các khẩu độ nhỏ để tiết kiệm VLXD và có thể áp dụng kết cấu tường chịu lực kết hợp dầm (đà), giằng tường để hạ giá thành xây dựng.
Nhà có thể xây 1 hoặc 2 tầng tùy theo khả năng kinh tế và nhu cầu sử dụng, có thể phân chia giai đoạn xây dựng.
Tầng 1 gồm phòng khách, bếp + ăn bố trí hướng tây và 2 phòng ngủ hướng đông, đông nam. Giữa phòng khách và bếp +ăn là cầu thang lên tầng 2 (có thể xây sau nhưng phải có kết cấu chờ). Vệ sinh bố trí dưới gầm cầu thang này. Dưới sàn nhà và trên mặt đất là bể phốt xây nổi, lối thoát nước của bể phốt cần có van 1 chiều để có thể đóng lại khi áp lực nước bên ngoài tăng lên (trong mùa lụt) nhằm tránh gây ô nhiễm. Tầng 1 cao 3,3 m.
Tầng 2 gồm thêm 2 phòng ngủ, vệ sinh và một khoảng sinh hoạt chung. Mái dốc có thể bố trí bình nước nóng NLMT và bể nước treo (bằng inox hoặc composit) để trữ nước khi mùa lụt đến.
Hầm bio-gas tham khảo xây dựng loại nổi trên mặt đất và chống chịu được mùa lụt (có thể ngừng hoạt động khi mùa lụt đến để bảo đảm vệ sinh). Tầng 2 chỉ cao 2,7m chỗ chân mái dốc.

Mặt bằng tầng 1
Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng tầng 2
Mặt bằng tầng 2
Toàn cảnh
Toàn cảnh
Toàn cảnh nhà xây theo dãy
Toàn cảnh nhà xây theo dãy
Mặt cắt qua phòng khách
Mặt cắt qua phòng khách
Mặt cắt qua phòng ngủ
Mặt cắt qua phòng ngủ
Phối cảnh mặt trước
Phối cảnh mặt trước
Phối cảnh mặt sau (sông nước)
Phối cảnh mặt sau (sông nước)
Mặt đứng trước nhà
Mặt đứng trước nhà

Quay về trang chính