Bể phốt – hầm bio gas

Đầu ra của cuộc sống cần được xử lý một cách khoa học, tránh các tập quán mất vệ sinh từ xưa như nhà vệ sinh thải thẳng xuống ao (cầu tõm). Yêu cầu dứt khoát cho các nhà xây mới là phải có bể phốt (hầm cầu) để xử lý phân. Những nơi có điều kiện về kỹ thuật, vật liệu (như các hộ chăn nuôi, sản xuất thực phẩm…) nên xây dựng thêm hầm bio-gas để xử lý chất thải, đồng thời cung cấp chất đốt và phân bón rất hiệu quả cho gia đình.

I. Bể phốt:

Bể phốt xây ngầm dưới đất gồm có 3 ngăn. Kích thước các ngăn ảnh hưởng đến việc lên men, hoạt động của vi sinh vật nên ảnh hưởng đến việc nước thải của bể phốt có hợp vệ sinh môi trường hay không. Một số kích thước tham khảo từ bể phốt lắp ghép của Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu :

  • Loại bể phốt 1 ngăn: có kích thước trung bình: BxHxL (m): 0.8  x 1.0  x  0.91 (m)
  • Loại bể phốt 2 ngăn: có kích thước trung bình: BxHxL (m): 1.2 x 1.0 x 0.91 (m)
  • Ống vào bể phốt: 02 ống dẫn nối từ bể xí, bệ tiểu khu WC vào bể phốt
  • Ống ra bể phốt: ống dẫn nối từ bể phốt ra hố ga kiểm tra và thoát ra ngoài cống thoát nước chung của khu vực,
  • Ống thông hơi cho bể phốt;
  • Ống thông hút cặn bể phốt: dùng ống mềm di động luồn trong ống ra bể phốt để thông hút cặn.
  • Hố ga kiểm tra: được xây dựng bên ngoài hàng rào nhà dân, tại vị trí thuận tiện cho thông hút cặn.
  • Trọng lượng: Trung bình 500-800kg
  • Kinh phí thực hiện: trung bình: 2.150.000 – 3.600.000 đồng

Bể 2 ngăn:

Lắp đặt tại công trình:

(Ghi chú: các sản phẩm giải pháp này đã được tác giả đăng ký bảo hộ – thông tin tại trang web)

Lưu ý: như trên đã nói, việc xây dựng bể phốt cần đảm bảo kích thước đạt chuẩn để chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, nếu có điều kiện thì nên mua các loại bể đúc sẵn, có thương hiệu. Nếu ở địa phương chưa có sản phẩm này, có thể tham khảo kích thước để tự xây dựng.

II. Hầm bio-gas:

Hầm bio – gas là một ứng dụng có nhiều lợi ích cho nông thôn và được rất nhiều cơ quan, tổ chức khuyến khích xây dựng. Lợi ích của hầm này là lợi ích nhiều mặt: xử lý được rác thải của chan nuôi, sản xuất thực phẩm, rơm rạ… tạo ra nguồn chất đốt sạch và tạo ra phân bón hữu cơ sạch. Hiện nay có khá nhiều công nghệ xây dựng hầm khác nhau.

Các bài viết hay về hầm bio – gas:

1. Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng Thiết bị khí sinh học ở Việt Nam – Tác giả Nguyễn Quang Khải đã trình bày các loại thiết bị khí sinh học đã tồn tại ở Việt nam và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng loaị thiết bị kiểu vòm cầu KT1, KT2, KT31, biện pháp chống thấm khí.

Nhấp vào đây để xem toàn văn.

Các cuốn sách kỹ thuật chi tiết hơn của cùng tác giả:

2. Tiểu luận Bio – gas

3. Kinh nghiệm xây dựng hầm Biogas – V.A.C Vi Na

Lưu ý: các tài liệu về hầm bio-gas lưu hành khá nhiều, nhưng thường là các tài liệu kỹ thuật có thể không dễ hiểu với đại bộ phận người dân. Nếu bạn là người chuyên đi xây dựng hầm bio-gas, đây có thể là nguồn tài liệu kỹ thuật tốt giúp bạn nâng cao kỹ thuật. Nếu bạn là người sử dụng thông thường, chỉ nên tìm hiểu sơ lược rồi tìm các ông thợ chuyên nghiệp trong địa phương, có thể liên lạc với các phòng khuyến nông để tìm hiểu đã có đội thợ nào làm hầm bio – gas trong địa phương mình chưa?

Hiện nay có cơ sở đã sản xuất hầm bio-gas bằng vật liệu composite với nhiều kích cỡ phục vụ cho các nhu cầu khác nhau, nên cân nhắc giá mua, lắp đặt rồi sử dụng có dễ dàng, ít gặp trục trặc không … so sánh với việc xây hàm gạch để quyết định lựa chọn. Thông tin về cơ sở sản xuất hầm bio-gas composit:

1. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH LỘC COMPOSITE

  • Địa chỉ: KCN Nguyên Xá – Huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình
  • Tel/Fax: 0363 555 668 – Mobile: 0902 039 012
  • CHI NHÁNH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TẠI MIỀN TRUNG
  • Địa chỉ: SN373 – Đường 26-3 – Phường Đại Nài – TP Hà Tĩnh

Sản phẩm:

 

Quay về trang chính