Nhà ở đồng bằng Trung Bộ

Cách chia lãnh thổ thành Bắc – Trung – Nam là thích hợp cho các lĩnh vực như quản lý kinh tế, lãnh thổ. Trong xây dựng nhà ở, yếu tố khí hậu tác động nhiều đến thiết kế và xây dựng nên với vùng đồng bằng Trung bộ cần chia thành phía bắc với khí hậu 4 mùa, có mùa hè rất khắc nghiệt với đặc trưng gió Lào nóng khô (từ đèo Hải Vân đổ lên phía Bắc đất nước) và nam Trung bộ với khí hậu có hai mùa mưa, khô. 

Nhà ở vùng này cần lưu ý:

  • Chống chọi được với gió Lào khô nóng bằng cách xoay hướng nhà hợp lý, hạn chế tối đa việc bố trí phòng ngủ, phòng khách và mở cửa số về hướng Tây-Nam. Bố trí các cấu trúc như vệ sinh, kho, hành lang, ban công, cầu thang tại các hướng này. Nếu có điều kiện đất đai thì trồng cây bóng mát, dàn cây leo che phía Tây – Nam nhà để giảm thiểu tác động của gió Lào.
  • Chú ý phòng chống lụt bão do hệ thống sông ngòi khu vực này có dòng chảy siết, các cơn bão thường đổ bộ vào khu vực này.
  • Hiện có một số chương trình nghiên cứu về làm nhà chống chịu với bão nhưng nhìn chung ý kiến chưa được thống nhất, còn nhiều tranh cãi. Người dân thì vẫn phải xây nhà để ở, không thể chờ đến khi có một nghiên cứu trọn vẹn được. Tuy nhiên có một số kinh nghiệm về phòng chống bão vẫn nên được lưu ý: Nhà cần đóng kín được khi có bão để chống gió lùa vào gây tốc mái; nếu làm mái lợp dốc thì chuẩn bị sẵn các thiết bị để chằng mái chống gió bão cuốn đi. Có thể làm một số neo chắc chắn để luồn cáp chằng mái nhà lại mỗi khi sắp có bão lớn.
  • Về VLXD, khu vực này có thể sử dụng đá vôi và đá granit từ các núi đá thuộc dải Trường Sơn có mặt tại các tỉnh Trung bộ.
  • Số giờ nắng của Trung bộ nhìn chung là cao, cần tận dụng năng lượng mặt trời cho đun nước để tiết kiệm điện.

Mẫu nhà

Quay về trang chính