Nhà cho vùng ĐBSCL
Nhà ở vùng này có đặc trưng sông nước, nhà cửa xây cất dọc theo các sông, kênh rạch. Có thể thấy các dãy nhà dọc các tuyến giao thông thủy cũng san sát không khác gì nhà ‘mặt phố’. Các hoạt động trên mặt này có chỗ còn nhộn nhịp hơn mặt tiền bám đường giao thông bộ ở phía kia của các dãy nhà.
Một số khu vực của ĐBSCL phải chịu lũ theo mùa, nước lũ tràn về có khi dân cao hơn 1m và không rút đi ngay, có khi đến hàng tháng. Nhà trong vùng lũ thời gian này biến thành các ốc đảo, di chuyển phải dùng thuyền. Vấn đề lớn là bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường và thoát lũ nhanh.
Nước sạch cần có giải pháp đồng bộ, lâu dài là hệ thống cấp nước máy chống chọi được với lũ lụt. Khi chưa có hệ thống này thì nhà ở cần có bể chứa nước ăn đủ cho mùa lũ.
Một việc nữa là đảm bảo vệ sinh, bể phốt, hầm bio-gas và chuồng trại chăn nuôi nếu thấp hơn mực nước lụt sẽ gây ô nhiễm. Các công trình này cần có giải pháp để không gây ô nhiễm (làm trên nền cao? Thiết kế đặc biệt không cho thoát ra khi áp lực bên ngoài lớn hơn áp lực tự chảy???)
Các chương trình nhà ở cho vùng lũ lụt hiện nay có hai hướng (?) là làm nhà nhẹ, nổi được. Giải pháp này ít phổ biến. Thứ hai là tôn nền nhà cao để vượt lũ hoặc đắp đê bao cho cả cụm dân cư để tránh lụt. Đắp đê là giải pháp truyền thống đã áp dụng từ xưa ở miền Bắc, tác động xấu là đất đai không có lũ thì cũng không được bồi đắp phù sa cho ruộng đồng (đê bao riêng cho khu ở khắc phục nhược điểm này, nhưng mùa lũ thì khu ở cũng vẫn bị cô lập). Hơn nữa, di chuyển người dân vào các khu vượt lũ thường không đơn giản do người dân gắn bó với đất đai từ xưa để lại.
Một giải pháp đã được áp dụng ở Thái Lan trong khu vực lũ lụt là làm nhà, làm đường trên cọc. Theo quan sát các khu vực này người Thái đã làm đường giao thông vào các khu dân cư trên cọc bê-tông. Đường bằng tấm bê-tông rộng ngang chỉ 1,2m – 1,5m. Nhà cũng xây trên cọc, lối nhà sàn. Đường và nhà cao hơn nền đất chừng 1m. Như vậy nước lũ có thể thoát nhanh do không bị cản trở nhiều bởi nhà, đường giao thông.